Lưu giữ nét "văn hóa rượu cần"
|
Bà H’Cồng- hộ gia đình vẫn giữ nét truyền thống làm rượu cần bon Pi Nao, xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’lấp cho biết: “Rượu cần gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh của bà con, gắn liền với từng hộ gia đình, từng buôn, từng làng. Rượu cần là một thứ rất quý không thể thiếu trong các lễ hội, các nghi thức cúng trong gia đình, trong buôn làng. Rượu cần không chỉ là một thức uống quan trọng trong việc thực hiện các nghi thức lễ của người đồng bào dân tộc thiểu số, mà còn thể hiện sự thành kính đối với các thần linh (hay gọi là Yàng) và còn là cầu nối liên kết mọi người trong cộng đồng. Nguyên liệu chủ yếu để làm ra rượu cần là gạo và men. Đầu tiên lựa chọn loại gạo thơm ngon nhất, nấu chín để nguội, rồi trộn với men được chiết từ vỏ cây rừng. Thông thường men được chiết từ loại cây rừng, rồi giã thành bột trộn chung với cơm đã được nấu. Trộn đều thành một hỗn hợp rồi ủ vào chóe. Trong các bước làm rượu cần, phơi chóe là rất quan trọng, vì nó tạo ra rượu cần ngọt và không bị chua. Chị H’Brêm, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa cho biết: “Trước khi làm rượu thì phải rửa chóe thật sạch bằng nước nóng ngâm lá cây rừng, lau khô, sau đó phơi thật khô ra ngoài ánh nắng mặt trời. Nếu thời gian phơi chóe càng lâu thì rượu cần trong thời gian ngâm sẽ không bị chua, thơm hơn, có vị ngọt hơn”. Thông thường khoảng 2 tháng có thể sử dụng được. Còn thời gian ủ càng lâu thì rượu càng ngon, độ đậm đặc nước cốt tăng lên, thơm mùi của nếp và đắng của men vỏ cây rừng.
Khuyến khích các hộ gia gia đình bà con đồng bào dân tộc thiểu số phát huy gìn giữ nét văn hóa làm rượu cần truyền thống là cần thiết.
(Theo LangVietOnline)
Đào Thị Nhung @ 23:26 08/09/2013
Số lượt xem: 644
- Tìm hiểu về cách ăn của người Việt (16/08/13)
- Cá lăng nấu ngót: Món ngon miền tây Nam Bộ (21/05/13)
- Nón ngựa Phú Gia – một nét văn hóa đất võ Bình Định (21/03/13)
- Nồng nàn xôi nhỏ nhẻ - bạn ăn thử chưa? (05/03/13)
- KHAI BÚT ĐẦU XUÂN (07/01/13)
Các ý kiến mới nhất